Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả lúc giao mùa

Đăng ngày: 20/01/2022
Chia sẻ:

Vào thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cùng sự xuất hiện của nhiều virut, vi khuẩn có hại ảnh hưởng tới đề kháng và sức khoẻ của bé. Vậy nên điều quan trọng cho bố mẹ là cần tìm hiểu những cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả lúc giao mùa.

Tại sao khi giao mùa bé dễ bị ốm?

Thời tiết giao mùa làm cho khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và ảnh hưởng tới sức đề kháng còn đang non yếu của trẻ. Vì đường hô hấp là cơ quan rất dễ bị virut xâm nhập khi chúng ta hít thở. Từ đó có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là viêm mũi dị ứng theo mùa….

Bé dễ bị ốm khi giao mùa

Bé dễ bị ốm khi giao mùa

Khi đó hệ thống miễn dịch của trẻ phải đối phó với dị ứng, nên sẽ có ít “nguồn lực” hơn để bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn).

Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ càng thấp thì virut cảm lạnh thông thường càng phát triển mạnh hơn. Đặc biệt các tỉnh phía Bắc nước ta khi chuyển sang mùa thu, đông, nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, nhiều ngày không có ánh nắng mặt trời rất dễ làm cho các loại virut và vi khuẩn có hại phát triển. Một nghiên cứu từ Đại học Yale cho thấy khi nhiệt độ giảm đi 7 độ có thể khiến cơ thể chúng ta hạn chế khả năng chống lại sự phát triển của vi rút cảm lạnh (1).

Các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi hoặc ho vào những thời điểm nhất định trong năm có thể là dấu hiệu của bệnh dị ứng theo mùa.  Nếu các triệu chứng này không thuyên giảm sau một vài tuần, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để kiểm tra. Tránh tình trạng bỏ lỡ các triệu chứng và làm cho bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn.

Những cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ lúc giao mùa, không lo ốm vặt

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ lúc giao mùa, mẹ cần để ý và áp dụng các cách sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh gồm đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất béo omega-3 là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.

Xây dựng cho bé chế độ ăn lành mạnh, đủ dưỡng chất

Xây dựng cho bé chế độ ăn lành mạnh, đủ dưỡng chất

Các dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Một số loại vitamin giúp tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả như  vitamin A, D, E, C, vitamin nhóm B. Vì vậy, bổ sung vitamin cho trẻ cũng là điều cần thiết trong việc duy trì đường hô hấp và hệ tiêu hoá khỏe mạnh, góp phần tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch của trẻ.

Thêm vào đó, các khoáng chất như Sắt, Kẽm, Selen, Đồng… đều giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể và sản xuất kháng thể chống lại bệnh tật. Còn chất béo omega-3 thúc đẩy sản xuất hormone, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Hạn chế các thức ăn không tốt cho cơ thể trẻ

Các thực phẩm không tốt cho đề kháng của trẻ

Các thực phẩm không tốt cho đề kháng của trẻ

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn hay có chứa nhiều đường sucrose như nước ngọt, nước ép đóng chai, thực phẩm đóng hộp và đồ chiên rán…Bởi các thực phẩm này sẽ làm tăng tình trạng viêm cũng như giảm khả năng chống lại các triệu chứng nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên tăng cường cho bé các loại thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, cá giàu omega-3, sữa chế biến từ ngũ cốc, trái cây và rau quả.

Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khoẻ mạnh.  Do đó, mẹ nên cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc.

Ngoài ra,  mẹ cũng nên đảm bảo môi trường phòng ngủ thoáng mát, thoải mái. Đồng thời, hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Bởi nó có khả năng làm trẻ khó ngủ, giảm khả năng tập trung, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh và nhiều thói quen xấu khác.

Đảm bảo giấc ngủ cho bé là cách tăng sức đề kháng cho trẻ hữuu hiệu

Đảm bảo giấc ngủ cho bé là cách tăng sức đề kháng cho trẻ hữuu hiệu

Thời gian ngủ cần thiết ở trẻ (2):

  • Đối với các bé từ 1 đến 2 tuổi nên ngủ từ 11 – 14 tiếng/ngày.
  • Trẻ lớn hơn từ 3-5 tuổi, nên ngủ đủ 10-13 tiếng/ngày.

Giải toả stress và lo âu cũng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Trẻ bị stress và có tâm trạng sợ sệt, lo âu cũng có thể làm suy yếu sức đề kháng. Tới độ tuổi bắt đầu đi học, tâm lý ảnh hưởng khiến trẻ có thể bị căng thẳng. Đặc biệt là khi trẻ bắt đầu tới trường lớp mới, tiếp xúc với môi trường mới, tập làm quen với bạn bè và thầy cô…

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bố mẹ nên chú ý khi trẻ có các dấu hiệu thể hiện căng thẳng như rụt rè, bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau bụng, cáu gắt, hoặc thậm chí có hành vi chống đối như nói dối, ăn cắp…(3)

Do vậy, ba mẹ hãy thường xuyên quan tâm, hỏi han trẻ để giúp trẻ giải toả căng thẳng, gỡ bỏ những khúc mắc tâm lý, đồng thời cho bé tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí thú vị.

Thời điểm giao mùa là lúc ảnh hưởng tới sức khoẻ và làm suy yếu đề kháng của trẻ. Vậy nên ba mẹ đừng chủ quan với những biểu hiện dù là nhỏ nhất của các bé. Chú ý những cách tăng sức đề kháng cho trẻ phát triển khoẻ mạnh nhé.

Nguồn tham khảo:

(1) https://www.pnas.org/content/112/3/827

(2) https://www.childrens.health.qld.gov.au/fact-sheet-healthy-sleep-children/

(3) https://www.reidhealth.org/blog/how-to-prevent-illness-in-children-as-the-seasons-change

Xem thêm:

Nguồn dinh dưỡng duy nhất là gì? Mẹ nên hiểu thế nào cho đúng
Vai trò của dinh dưỡng hợp lý giúp bé phục hồi khi ốm dậy

Đọc tiếp ...

10 thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bé, mẹ cần biết

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng có vai trò rất quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vậy các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nào cần bổ sung vào chế độ ăn cho...

Chi tiết
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 2-6 tuổi bố mẹ nào cũng nên biết

Tháp dinh dưỡng cho trẻ là căn cứ để xây dựng thực đơn khoa học đảm bảo sự phát triển của bé mà bố mẹ nên biết. Cụ thể tháp dinh dưỡng là gì, trong giai đoạn trẻ từ 2-6...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay