Top 5 thói quen xấu khiến trẻ “thấp lùn” hơn so với độ tuổi
Đăng ngày: 26/01/2022
Chia sẻ:
Bất kỳ ai cũng muốn con yêu phát triển cao lớn, khỏe mạnh. Vậy nhưng không phải trẻ nào cũng đạt được điều đó. Tìm hiểu ngay thói quen xấu khiến bé “lùn” để tránh được tình trạng con thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa mẹ nhé!
Nội dung bài viết
Chiều cao trẻ có phát triển trong giai đoạn 2-6 tuổi?
Chúng ta đều biết rằng chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh chóng trong 1000 ngày đầu đời và khi ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên đến năm 2 tuổi, tốc độ phát triển chiều cao ở trẻ vẫn tiếp tục với tốc độ khá ổn định khoảng 6cm/ năm cho đến tuổi dậy thì [1].
Tuy nhiên, không có trẻ nào phát triển với tốc độ hoàn toàn ổn định trong suốt thời gian này bởi các lý do mà có thể mẹ chưa biết.
5 thói quen xấu mà cha mẹ nên biết
Để trẻ có cơ hội phát triển chiều cao ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ hãy tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ sau đây.
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng
Ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Như chúng ta biết thì vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi và phốt pho ở mô xương, hạn chế tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ [1]. Đây là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của xương và răng thế nhưng lại không dễ dàng có được thông qua ăn uống.
Trẻ hấp thu vitamin D từ ánh nắng
Nhiều mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng lại sợ con bị ốm, cảm nắng nên hạn chế điều này. Ngoài ra, thói quen thường ở trong nhà khiến con mất đi nguồn tổng hợp vitamin D tự nhiên, khiến trẻ không cao lớn như bạn cùng lứa.
Mẹ cần nhớ rằng nhu cầu vitamin D hàng ngày của trẻ em và người lớn không khác biệt nhiều, khoảng 400-600UI/ngày [2]. Thế nhưng, việc bổ sung vitamin D bằng thuốc lại cần sự chỉ định của bác sĩ, chỉ có việc tắm nắng là cách an toàn và hiệu quả nhất để trẻ tổng hợp vitamin D, giúp con cao lớn.
Ngồi nhiều, ít vận động
Trong thời buổi công nghệ thông tin, trẻ em dành nhiều thời gian với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính để chơi game, lướt web… Điều này gây ra tình trạng cơ thể thiếu vận động, hậu quả là mắc nhiều bệnh mãn tính, trong đó có việc trẻ thấp “lùn”.
Không nên cho trẻ coi nhiều điện thoại, ipad
Hơn nữa, thói quen ít vận động còn ức chế sự phát triển của cơ và xương, qua đó hạn chế sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, ngồi nhiều hoặc ngồi sai tư thế trong một thời gian dài cũng khiến cột sống cong vẹo, khiến khung xương phát triển sai cách.
Vậy nên, hãy khuyến khích trẻ thực hiện những hoạt động thể chất mà con thích, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chạy nhảy ngoài trời, đu xà, bóng rổ…
Chưa biết cách bổ sung canxi
Nhu cầu canxi ở mỗi người, mỗi giai đoạn là khác nhau. Thông thường, cơ thể chuyển hóa canxi từ thức ăn, nước uống. Thế nhưng, cũng có những giai đoạn như tiền dậy thì hoặc dậy thì, trẻ cần nhiều canxi hơn để xương phát triển mà việc ăn uống không cung cấp đủ. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thêm canxi bằng đường uống.
Một số người sợ con có chiều cao “khiêm tốn” tăng cường bổ sung canxi cho con, trong khi đó, một số khác lại chưa chú trọng điều này. Đặc biệt, nhiều ba mẹ lại không cho con đi thăm khám mà tự mua canxi cho trẻ uống. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chiều cao của trẻ.
Khi bổ sung canxi, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng canxi, bên cạnh đó nên lưu ý:
Không cho trẻ uống quá nhiều canxi: Thừa canxi gây ra tình trạng cứng cơ xương, kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ.
Cần bổ sung vitamin D3 cùng canxi: Đây là chất dẫn quan trọng, vitamin D3 giúp tăng hấp thụ canxi qua thành ruột. Thiếu loại vitamin này cho dù trẻ có được bổ sung nhiều canxi như thế nào đi chăng nữa cũng vô ích.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn và chiều cao của trẻ cũng thế. Vậy nhưng, trẻ thường có thói quen ăn những gì trẻ thích, cho dù những loại thực phẩm đó không tốt cho sức khỏe như nước ngọt có ga, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt…
Ăn nhiều đồ ăn chiên rán ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Những đồ ăn, thức uống này không chỉ ảnh hưởng tới chiều cao mà còn không tốt cho sức khỏe tổng thể, gây ra một số bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường. Đặc biệt, trong nước ngọt có ga có nhiều phốt pho, dẫn đến hàm lượng phốt pho nhiều hơn canxi ảnh hưởng đến mật độ xương [3]. Từ đó, sự phát triển chiều cao của trẻ cũng bị hạn chế.
Khi trẻ có thói quen ăn nhiều thức ăn không tốt này sẽ hạn chế dung nạp thức ăn giàu canxi như hải sản, thịt bò, các loại đậu, rau xanh, sữa… Từ đó sẽ ảnh hưởng tới chiều cao, khiến trẻ thấp “lùn” hơn bạn bè cùng độ tuổi.
Thức khuya, ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc đi ngủ muộn chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển chiều cao của trẻ. Một đêm mất ngủ không làm trẻ còi cọc ngay, thế nhưng, thường xuyên thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng của trẻ. Bởi vì, khi ngủ là thời gian cơ thể trẻ tiết ra loại hormone này.
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Theo nghiên cứu, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất từ khoảng 22 – 24 giờ đêm [4]. Vì vậy, nếu trẻ có thói quen đi ngủ muộn hơn khung giờ này, sẽ có nguy cơ thấp lùn. Mẹ cần nhớ rằng 90% sự phát triển của xương diễn ra trong khi trẻ ngủ [5]. Vậy nên, ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng quyết định nhiều tới chiều cao của trẻ.
Bên cạnh đó, đi ngủ muộn hoặc ngủ không đủ giấc khiến con thức dậy muộn vào sáng hôm sau. Điều này cũng là lý do hạn chế trẻ vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng.
Hãy tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để có chiều cao vượt trội. Nhu cầu giấc ngủ của trẻ theo từng độ tuổi như sau:
Trẻ 2 tuổi: 11 – 14 giờ mỗi ngày
Giai đoạn 3 – 5 tuổi: 10 – 13 giờ mỗi ngày
Bên cạnh những yếu tố này thì căng thẳng, mệt mỏi và stress trong học tập cũng là yếu tố khiến trẻ thấp “lùn”. Hãy tạo cho trẻ một không gian sống lành mạnh, thoải mái cả về thể chất và tinh thần để trẻ phát triển toàn diện!
Lựa chọn cho bé nguồn dinh dưỡng phù hợp luôn là trăn trở của nhiều bà mẹ, nhất là trong trường hợp con hay bị ốm, khó hấp thu dinh dưỡng. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về...
"Ngày hết tết tới"! Mẹ đã chuẩn bị cho bé sẵn sàng đón Tết "bình thường mới" chưa nào? Cùng mách mẹ bí quyết trải qua những ngày tết vừa an toàn vừa rộn vang triếng cười, xua tan đi...