Trẻ ăn dặm bị táo bón do đâu và cách xử trí dễ dàng cho mẹ

Đăng ngày: 27/07/2022
Chia sẻ:

Trẻ ăn dặm bị táo bón luôn là vấn đề trăn trở của nhiều mẹ bỉm khi chăm con. Vậy làm sao để biết được nguyên nhân và cải thiện tình trạng này cho bé hiệu quả? Bạn hãy cùng với Little Étoile tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Dấu hiệu táo bón ở trẻ khi ăn dặm

Trẻ bị táo bón hay bị đau bụng khó chịu

Trẻ bị táo bón hay bị đau bụng khó chịu

Đầu tiên, mẹ hãy xác định bé nhà mình có đang bị táo bón hay không để có cách xử trí cho phù hợp. Táo bón là hiện tượng hay gặp ở trẻ, nhất là khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Thường mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị táo bón khi thấy trẻ có các biểu hiện sau:

  • Tần suất trẻ đi ị ít hơn 3 lần/ tuần
  • Phân khô, cứng, hay có dạng như viên sỏi.
  • Trẻ căng thẳng, cáu kỉnh thậm chí là khóc mỗi lần ị.
  • Xuất hiện vệt máu trong phân của bé.
  • Trẻ lười ăn, ăn không ngon miệng. Nhưng lại ăn nhiều hơn sau khi “đi ngoài”.

Vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón?

Táo bón rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Nguyên nhân cơ bản có thể kể đến là vì trẻ chưa kịp thích nghi khi chuyển từ bú sữa (chất lỏng) sang ăn dặm (thức ăn đặc) [1].

Thay đổi lượng chất lỏng

Trẻ ăn dặm bị táo bón

Trẻ ăn dặm bị táo bón

Khi bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn của trẻ sẽ giảm lượng chất lỏng hơn so với khi chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, ruột sẽ khó khăn hơn khi đẩy phân ra ngoài gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung thêm chất lỏng cho trẻ bằng nước hay nước khai cây để bổ sung chất lỏng cho bé.

Trường hợp, nếu trẻ đang mọc răng hoặc cảm thấy không khỏe cũng có thể làm bé uống ít nước hơn bình thường.

Cho trẻ ăn dặm khi con chưa sẵn sàng

Trong nhiều trường hợp, mẹ cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm hoặc ăn quá nhiều khi dạ dày của trẻ chưa sẵn sàng. Dẫn đến tình trạng dạ dày bé bị “quá tải” dễ gây táo bón.

Vì vậy, mẹ có thể lưu ý độ tuổi thích hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm là từ từ 4-6 tháng. Lúc này, hệ tiêu hóa trẻ cơ bản đã bắt đầu hoàn thiện và có thể làm quen với các thức ăn đặc.

Chế độ ăn thiếu chất xơ

Mặc dù còn nhỏ nhưng dạ dày của trẻ sơ sinh đã hoạt động giống như của người lớn chúng ta. Khi mới cho trẻ ăn thức ăn đặc có thể gây táo bón tạm thời, nhưng dạ dày của trẻ sẽ điều chỉnh.

Tuy nhiên, nếu trong chế độ ăn của trẻ thiết chất xơ thì sẽ khiến trẻ ăn dặm bị táo bón. Chẳng hạn, cho trẻ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và ít chất xơ [2]. Do đó, mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết theo từng độ tuổi của con.

Cách giảm táo bón ở trẻ ăn dặm

Để có thể giảm tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ cần biết nguyên nhân tại sao trẻ bị táo để có cách giải quyết phù hợp. tuy nhiên, rất khó để biết chính xác vì sao trẻ bị bón, nên mẹ hãy chú ý và thử thay đổi một số điều sau khi cho trẻ ăn dặm.

Cho bé uống thêm nước

Bổ sung thêm nước trái cây hoặc nước lọc cho trẻ

Bổ sung thêm nước trái cây hoặc nước lọc cho trẻ

Thiếu chất lỏng hay thiếu nước là một trong những nguyên nhân thường gây táo bón cho trẻ khi mới tập ăn dặm. Nước có thể giúp phân sẽ mềm hơn và tình trạng táo bón ở trẻ sẽ được cải thiện. Do đó, mẹ cần tập cho con uống nước mỗi ngày và chủ động bổ sung nước cho con vì trẻ chưa biết nói cho mẹ biết mỗi khi con khát. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé uống thêm nước khi con từ 6 tháng tuổi trở lên nhé!

Bổ sung chất xơ

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho trẻ thử ăn các món mềm, lỏng rồi dần dần chuyển sang các món đặc và cứng hơn.

Trong mỗi bữa của trẻ nên có các loại củ quả, rau xanh để bổ sung chất xơ. Ngoài ra, cho trẻ dặm thêm trái cây để hấp thu được nhiều chất xơ hơn. Mặt khác mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nhiều đạm vì hệ tiêu hóa của con vẫ chưa kịp thích ứng. Thay vào đó, mẹ hãy cho con làm quen từ lượng nhỏ rồi tăng dần.

Cho bé vận động thường xuyên

Những trẻ ít vận động thường dễ bị táo bón hơn. Vì thế, mẹ nên cho trẻ ra ngoài vui chơi hay cùng con các trò chơi vận động trong nhà. Điều này sẽ thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó mà tình trạng táo bón cũng được cải thiện. Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ coi tivi, ipad quá nhiều vì sẽ hình thành thói quen “ngồi lỳ” một chỗ cho trẻ.

Tập thói quen đi vệ sinh cho bé

Mẹ hãy tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh thường xuyên bằng cách cho trẻ ngồi vào bồn cầu ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần tầm 10 phút. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ ngồi bệ ngồi riêng hoặc ghế gác chân để con có tư thế thoải mái. Thời gian lý tưởng dể tập cho bé thói quen này là sau bữa ăn.

Massage bụng nhẹ nhàng

Massage bụng cho bé giúp giảm táo bón

Massage bụng cho bé giúp giảm táo bón

Nếu trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ có thể thử tập động tác đạp xe hay massage vùng bụng cho bé. Điều này không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn cải thiện chứng táo bón. Để massage hiệu quả, mẹ hãy dùng hai tay xoa nhẹ nhàng từ vùng giữa bụng đều ra hai bên mép bụng, từ ngực xuống. Động tác này sẽ giúp kích thích đường ruột của bé hoạt động tốt hơn.

Pha sữa đúng tỷ lệ

Trong trường hợp cho trẻ uống sữa công thức, mẹ cần lưu ý pha sữa theo hướng dẫn sử dụng. Tức là pha sữa theo đúng lượng nước khuyến nghị, không pha sữa đặc hơn. Một số mẹ thường nhầm lẫn  nếu pha sữa ít nước hơn vì nghĩ như vậy sữa đặc hơn, con hấp thu được nhiều chất hơn. Nhưng điều này không đúng vì sẽ khiến trẻ thiếu lượng chất lỏng cần thiết gây ra tình trạng táo bón.

Một bí quyết nữa khi lựa chọn sữa công thức cho bé là mẹ nên chú ý đến chất xơ GOS hoặc FOS trong công thức. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng sữa công thức có chứa oligosaccharide như GOS có thể hữu ích để giảm táo bón ở trẻ sơ sinh [3].

Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến tỷ lệ đạm whey/ casein có trong sữa công thức. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đạm whey/ casein ở sữa trưởng thành (mature milk) là 60/40 và ở sữa cuối (late lactation) là 50/50 [4]. Vì vậy, nếu sữa công thức có tỷ lệ đạm whey/casein như kể trên sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Qua bài viết này chắc hẳn bố mẹ đã hiễu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử trí đối với trẻ ăn dặm bị táo bón. Khi gặp tình trạng này, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy thử áp dụng các chia sẻ ở trên. Trong trường hợp không được cải thiện thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khóa nhé!

***Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/symptoms-causes/syc-20354242
  2. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=constipation-in-children-90-P01986
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16214761/
  4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1515752/

Đọc tiếp ...

Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe trẻ nhỏ, mẹ cần nắm rõ

Nhu cầu chất xơ ở trẻ nhỏ không quá cao nhưng vai trò của chất xơ lại đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ. Vậy chất xơ là gì? Hãy cũng...

Chi tiết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân và biếu hiện mẹ không thể bỏ qua

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe rất hay gặp trong những năm đầu đời vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Làm cách nào để có cái nhìn đúng đắn...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay