Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe trẻ nhỏ, mẹ cần nắm rõ

Đăng ngày: 15/07/2022
Chia sẻ:

Nhu cầu chất xơ ở trẻ nhỏ không quá cao nhưng vai trò của chất xơ lại đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ. Vậy chất xơ là gì? Hãy cũng Little Étoile hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Chất xơ là gì?

Chất xơ là một nhóm carbohydrate (loại đường phức hợp đặc biệt) chủ yếu có trong thực vật và trái cây [1].

Mặc dù, chất xơ được tạo thành từ các loại đường đơn, nhưng nó không bị phân hủy thành các loại đường mà cơ thể sử dụng để tạo năng lượng (như glucose). Cụ thể, chất xơ đi vào hệ tiêu hóa dưới dạng thức ăn nhưng không bị tiêu hóa mà sẽ đi qua ruột và được thải ra ngoài.

Khi ăn các loại rau củ, trái cây giàu chất xơ, chúng ta cần nhai kỹ để kích thích tiết ra nhiều nước bọt (enzym). Chất xơ đi tới dạ dày và ruột sẽ làm trì hoãn tiêu hoá thức ăn để cơ thể có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng nên tạo cảm giác no.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ

Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, người Việt trưởng thành cần tối thiểu 18-20g chất xơ mỗi ngày. Để có thể cung cấp đủ nhu cầu này, chúng ta nên ăn khoảng 300g rau/ngày và bổ sung thêm 100g hoa quả chín.

Đối với trẻ nhỏ, hàm lượng chất xơ cần thiết có thể tính theo công thức “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 4 tuổi cần “4+5”= 9g chất xơ/ngày [2].

Vai trò của chất xơ đối với trẻ nhỏ

Chất xơ có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ

Chất xơ có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ

Hỗ trợ tiêu hóa tốt

Khi nhắc tới vai trò của chất xơ, chắc các mẹ sẽ nghĩ ngay đến hỗ trợ tiêu hóa. Đúng vậy, chất xơ giúp ruột di chuyển các chất đã tiêu hóa dễ dàng hơn, từ đó giảm tình trạng táo bón ở trẻ.

Khi trẻ ăn thức và tiêu hóa chúng để hấp thụ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Trong quá trình di chuyển trong ruột, các chất còn thừa lại sau khi cơ thể đã hấp thu hết dinh dưỡng sẽ trở nên khô và rắn hơn. Cuối cùng chúng sẽ trở thành phân và được thải ra ngoài.

Trong quá trình này, chất xơ giúp quá trình vận động của đường ruột suôn sẻ hơn, được gọi là “nhu động ruột” giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt

Nghiên cứu cho thấy: thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống có liên quan đến một số rối loạn ở trẻ em bao gồm táo bón, hội chứng ruột kích thích, dị ứng và các rối loạn liên quan đến miễn dịch [3].

Bên canh đó, chất xơ còn giúp nuôi hệ vi sinh vật đường ruột:

  • Có thể bạn chưa biết, chất xơ là một chất dinh dưỡng đa lượng, thay vì trực tiếp hỗ trợ cho các tế bào cơ thể thì chất xơ lại nuôi các vi khuẩn của hệ vi sinh vật sống bên trong ruột (đây được gọi là “prebiotic”).
  • Khi trẻ bị thiếu chất xơ sẽ gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột; từ đó, có thể gây ra các vấn đề sau này như béo phì [4] và các vấn đề về hành vi.

Tăng cường miễn dịch

Ngoài vai trò đối với hệ tiêu hóa, thì chất xơ còn giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ vững chắc hơn [5].

Vi khuẩn đường ruột không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà chúng có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, và một trong số đó là tang cường và bảo vệ hệ miễn dịch. Vì chất xơ bảo vệ ruột khỏi vi khuẩn và vi rút có hại bằng cách ngăn chúng bám vào thành ruột và xâm nhập vào cơ thể

Ngoài ra, chất xơ cũng bảo vệ thành ruột bằng cách tạo thành một lớp bảo vệ giúp duy trì khả năng hoạt động giống như một hàng rào vật lý. Không những vậy, một số loại chất xơ cũng có khả năng đặc biệt kích hoạt các tế bào miễn dịch trong ruột và trên thành ruột hoạt động khi cơ thể bị nhiễm trùng.

Sự khác biệt giữa chất xơ GOS và FOS?

Như chúng ta đã biết, chất xơ là một loại carbohydrate đặc biệt được gọi là oligosaccharides, có nghĩa là “đường nhỏ”. Chúng đủ nhỏ để vi khuẩn đường ruột sử dụng, nhưng không đủ nhỏ để cơ thể hấp thụ.

Trong đó, Galacto-oligosaccharides (GOS) là một dạng chất xơ được tạo ra từ hai loại đường liên kết với nhau thành chuỗi dài, được gọi là galactose và lactose. Những loại đường có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

Mặt khác, FOS (Fructo-oliogosaccharides) là một dạng khác của chất xơ được tạo ra từ hai loại đường liên kết với nhau thành chuỗi dài. Hai loại đường này có nguồn gốc từ thực vật, được gọi là fructose và lactose

Mặc dù trẻ có thể hấp thu cả hai loại chất xơ này trong thức ăn, nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng FOS có liên quan sự tăng đầy hơi [7] và khiến thời gian khóc của trẻ kéo dài hơn [8].

Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp GOS / FOS như prebiotics được thêm vào sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo tỉ lệ chủ yếu là 90% GOS và chỉ 10% FOS. Vì vậy thành phần GOS quan trọng hơn và đang chiếm hầu hết các vai trò như một prebiotic (tang miễn dịch, kích thích vi khuẩn đường ruột)

Chất xơ có ở đâu?

Món ăn giàu chất xơ

Món ăn giàu chất xơ

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ và trái cây. Cho nên, mẹ có thể bổ sung chất xơ cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày với các thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây: lê, dâu tây, bơ, táo, chuối,…
  • Rau củ: bông cải xanh, cà rốt, khoai lang,…
  • Các loại ngũ cốc (yến mạch), các loại đậu và bánh mì
  • Sữa mẹ, hay sữa công thức có chứa chất xơ.

Để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ cho con, mẹ nên cho ăn nhiều loại trái cây, rau củ và sữa mỗi ngày. Điều quan trọng hơn hết là nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. vì chất xơ cần có nước để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

Tưởng chừng không chứa dinh dưỡng nhưng chất xơ lại có vai trò vô cùng đặc biệt với hệ tiêu hóa và cả hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mẹ hãy tang cường thực phẩm giàu chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày cho bé, để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hệ đề kháng vững chắc.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.nrv.gov.au/nutrients/dietary-fibre
  2. https://tuoitre.vn/chat-xo-trong-bua-an-cua-be-bao-nhieu-la-du-656272.htm
  3. https://adc.bmj.com/content/early/2022/03/10/archdischild-2021-323571
  4. https://www.nature.com/articles/s42003-018-0221-5
  5. https://www.wageningenacademic.com/doi/abs/10.3920/978-90-8686-692-2#page=169
  6. https://www.mdpi.com/2304-8158/8/3/92/htm
  7. Euler at al.
  8. Closa-Monasterolo et al

Đọc tiếp ...

Các tuần khủng hoảng của trẻ (Wonder Week)

Các tuần khủng hoảng của trẻ hay wonder week là giai đoạn thay đổi tâm sinh lí mạnh mẽ thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nắm rõ thời điểm khi nào xảy ra có thể giúp ích rất nhiều cho...

Chi tiết
Trẻ ăn dặm bị táo bón do đâu và cách xử trí dễ dàng cho mẹ

Trẻ ăn dặm bị táo bón luôn là vấn đề trăn trở của nhiều mẹ bỉm khi chăm con. Vậy làm sao để biết được nguyên nhân và cải thiện tình trạng này cho bé hiệu quả? Bạn hãy cùng...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay