Tại sao trẻ khóc dạ đề? Những nguyên nhân mẹ cần biết

Đăng ngày: 06/07/2021
Chia sẻ:

Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về tình trạng trẻ khóc dạ đề nhưng vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân chính gây hội chứng này. Có thể do yếu tố sinh học, hành vi và tâm lý của mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn tại sao trẻ thường xuyên quấy khóc (khóc dạ đề) qua bài viết này nhé!

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ quấy khóc nhiều giờ, liên tục vào chiều tối hoặc ban đêm trong giai đoạn sơ sinh, khoảng từ 2-3 tuần đầu sau sinh đến 3 tháng tuổi hoặc hơn. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng colic ở trẻ sơ sinh. Trẻ khóc to với biểu hiện của cơn đau như toàn thân đỏ ửng, lưng cong lại, bụng căng cứng với tay nắm chặt, hai chân co về phía bụng [1].

Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ dề?

Hiện nay, vẫn chưa có khẳng định nào về nguyên nhân gây ra hội chứng khóc dạ đề hay colic ở trẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng hội chứng này có thể liên quan đến các yếu tố như:

  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và nhiễm trùng
  • Dị ứng hoặc không dung nạp với sữa công thức nguồn gốc từ sữa bò
  • Trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp với chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn đang bú mẹ.
  • Tiếp xúc với khói thuốc
  • Khi sinh con đầu lòng
Trẻ khóc dạ đề do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ khóc dạ đề do nhiều nguyên nhân khác nhau

Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và nhiễm trùng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ khóc dạ đề (colic) có lượng vi khuẩn xấu cao hơn và lượng vi khuẩn có lợi thấp hơn đáng kể so với trẻ bình thường. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng trẻ bị khóc colic với triệu chứng đi ngoài và bị nhiễm trùng đường ruột là do mất cân bằng vi khuẩn có lợi. Một số nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong vi khuẩn đường ruột của trẻ thường là:

  • Dùng thuốc kháng sinh: cho người mẹ trong khi mang thai / khi sinh hoặc cho em bé sau chào đời. Thuốc kháng sinh sẽ giết chết hệ vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột của trẻ.
  • Hình thức sinh: trẻ được sinh mổ nhận được vi khuẩn có lợi từ ống sinh (the birth canal) như những trẻ sinh thường.
  • Cho trẻ uống sữa công thức: nhiều loại sữa công thức không chứa prebiotics cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ sơ sinh. Không giống sữa mẹ, có chứa nhiều prebiotics và vi sinh có lợi, hỗ trợ phát triển đường tiêu hóa của trẻ.

Bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Trẻ dị ứng với các thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ khi đang cho con bú. Hoặc không dung nạp sữa bò đối với trẻ uống sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò.

Chế độ ăn của mẹ có các chất dị ứng như đậu nành, trứng và cá cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc không dung nạp còn có: đậu phộng, các loại hạt, sản phẩm từ sữa, lúa mì và nhóm thực phẩm FODMAPS ( nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men).

Tiếp xúc với khói thuốc

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc hút thuốc ở mẹ và khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học cho rằng tiếp xúc với khói thuốc sẽ làm tăng hormone motilin dẫn đến tình trạng tăng nhu động ruột. Nồng độ motilin trong máu ở trẻ sơ sinh cao dễ làm tăng nguy cơ rối loạn điều hòa đường tiêu hóa, bao gồm tình trạng khóc dạ đề và trào ngược axit.

Lần đầu sinh con

Nguyên nhân này vẫn chưa được khẳng định, nhưng sinh con đầu lòng cũng khiến người mẹ lo lắng, căng thẳng hơn. Điều này cũng có thể gây tình trạng trẻ khóc dạ đề trong giai đoạn sơ sinh.

Chắc hẳn mẹ đã hiểu hơn về các nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề. Hãy lưu ý và tránh các trình trạng ở trên giúp hạn chế gây ra triêu chứng này ở trẻ. Nếu thấy bé có các dấu hiệu của khóc dạ đề mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Nhi khoa ngay nhé!

Nguồn tham khảo

  1. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/khoc-da-de-lam-sao-de-vuot-qua-noi-am-anh-nay/
  2. Lucassen PL et al. Arch Dis Child 2001;84:398-403.
  3. Camilleri M et al. Neurogastroenterol Motil. 2017;29(2):10.
  4. Gordon M et al. Cochrane Database Syst Rev. 2018 Oct 10;10(10)
  5. Savino F et al. Acta Paediatr. 2004; 93:825–829.
  6. Savino F et al. Acta Paediatr. 2009; 98:1582–1588.
  7. Rhoads JM et al. J Pediatr. 2018;203:55-61.
  8. Kamphorst K et al. J Pediatr. 2020 Oct;225:283-284.
  9. Neu J et al. Clin Perinatol. 2011;38(2):321-331.
  10. Hill DJ et al. . J Allergy Clin Immunol. 1995 Dec;96(6 Pt 1):886-92.
  11. Hill DJ et al. Pediatrics. 2005 Nov;116(5):e709-15.
  12. Shenassa ED et al. Pediatrics 2004;114:e497-505.
  13. Vik T et al. Acta Paediatr 2009;98:1344–8.

Xem thêm: 

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi và những điều bố mẹ cần biết

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt, mẹ đã biết chưa?

Đọc tiếp ...

1000 ngày đầu đời - Dinh dưỡng cho hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh tăng trưởng và phát triển trực tiếp từ khi trong bụng mẹ. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và sự tiếp xúc các vi sinh vật trong 1000 ngày đầu đời sẽ giúp hệ...

Chi tiết
Top các hoạt động bổ ích cho bé vui chơi tại nhà mùa dịch

Một trong những điều khiến các bậc phụ huynh lo lắng nhất trong khoảng thời gian dịch Covid các con phải ở nhà là bọn trẻ không có gì để làm. Vì vậy, trẻ bắt đầu dành quá nhiều thời...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay