Các bệnh thường gặp ở trẻ em ở giai đoạn sơ sinh 0-6 tháng
Đăng ngày: 23/08/2021
Chia sẻ:
Nắm rõ kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ em giúp bố mẹ tự tin hơn khi chăm sóc con. Nhất là giai đoạn sơ sinh (0-6 tháng) sức đề kháng của bé còn yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Cụ thể các bệnh thường gặp giai đoạn này sẽ được chia sẻ dưới đây.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh thường gặp ở trẻ em
Các bệnh nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh, nhất là trẻ ở giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Dễ nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn và các loại ký sinh trùng. Các loại vi sinh vật do có kích thước cực kỳ nhỏ. Chỉ với diện tích bằng một đầu ghim có thể là nơi tập trung của 1 tỷ vi khuẩn.
Những loại vi sinh này xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mũi và mắt hoặc sống trên bề mặt da. Ngoài ra, có một số vi khuẩn có thể truyền từ máu của mẹ sang con, gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
Vi khuẩn, vi-rút có thể đi qua miệng, mũi và mắt hoặc sống trên bề mặt da của trẻ
Sau khi những loại vi sinh này xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ có những phản ứng bảo vệ cơ thể. Những bộ phận đầu tiên có những biểu hiện bất thường do nhiễm trùng gây ra là cổ họng, mũi, phổi, dạ dày và ruột.
Mỗi bộ phận sẽ có những triệu chứng khác nhau. Thường trẻ bị nhiễm trùng sẽ có những biểu hiện thở nhanh hoặc rối loạn nhịp thở, sốt, nôn mửa hoặc ỉa chảy, sưng mắt, mắt chảy ghèn vàng,..(1)
Nhiễm trùng có thể gây viêm phổi hoặc tiêu chảy sau đó vào máu và các cơ quan khác. Vì thế, chúng có thể đe doạ tính mạng của trẻ. Thực tế, ở khu vực Đông Nam Á, khoảng 52% tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi là do tử vong trong giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân phổ biến của tử vong sơ sinh là sinh non, ngạt khi sinh và nhiễm trùng sơ sinh (2).
Dị tật bẩm sinh
Các dị tật bẩm sinh là vấn đề mà cơ quan bị dị tật chưa phát triển chính xác. Vì vậy, điều này có thể cần can thiệp để hoàn thiện sau khi sinh. Một số vấn đề như hở hàm ếch có thể ảnh hưởng đến cách trẻ bú sữa mẹ nên cần được phẫu thuật
Các bệnh thường gặp khác ở trẻ em
Đặc biệt, gần một nửa các vấn đề gây ra các vấn đề đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh và trẻ em là do chế độ dinh dưỡng thiếu dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh nhẹ cân là một nguyên nhân gián tiếp gây tử vong. Các biến chứng của mẹ trong quá trình chuyển dạ có nguy cơ tử vong sơ sinh cao. Trong đó, thiếu dinh dưỡng và có điều liện kinh tế khó khăn được coi là nguyên nhân phổ biến (3).
Thiếu dinh dưỡng là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em
Các loại bệnh thường gặp khi trẻ thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng có thể kể đến: sinh non (chiếm 28% các ca tử vong ở trẻ sơ sinh) (4). Do đó, chất dinh dưỡng rất quan trọng để ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng và giúp phục hồi nhanh nhất có thể.
Triệu chứng và cách chữa trị các loại bệnh thường gặp ở trẻ em
Khi đối mặt với các bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là trong giai đoạn đầu đời thường khiến bố mẹ lo lắng và bối rồi. Tuy nhiên, mỗi bệnh sẽ có triếu chứng và cách điều trị khác nhau mà bố mẹ cần biết:
Sinh non (Premature birth)
Suy dinh dưỡng; chiều cao và cân nặng không đạt chuẩn so với độ tuổi; mẹ khi mang thai bị thiếu chất dinh dưỡng (ví dụ như vitamin D).
Bổ sung vitamin D và đa vi chất dinh dưỡng giàu protein (ví dụ: sữa công thức, sữa dinh dưỡng y tế đặc biệt dưới sự tư vấn và hướng dẫn của nhân viên y tế, bác sĩ).
Trẻ em ở độ tuổi nhỏ nhưng lại có kích thước đầu lớn hơn so với kích thước cơ thể. Những trẻ sinh non có thể bắt kịp tốc độ phát triển nếu được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng tốt.
Viêm phổi (Pneumonia)
Bé bị khó thở nghiêm trọng, thường do nhiễm trùng gây ra.
Tùy theo tình trạng bệnh mà sẽ được điều trị tại bệnh viện, cho thở máy hay dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Yêu cầu các xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn hoặc vi rút nào đang gây ra bệnh viêm phổi.
Uốn ván (Tetanus)
Trẻ bị uốn ván có dấu hiệu căng cứng cơ hàm, dạ dày, lưng và mặt. Tim đập nhanh, trẻ khó nuốt, khó thở.
Mẹ cần lưu ý làm sạch vết thương ngoài da, tiêm phòng uốn ván, sử dụng thuốc kháng sinh. Có thể cần nhập viện nếu nghiêm trọng.
Ngoài ra, kiểm tra các vết cắn hoặc vết xước hoặc vết thương khác trên da để có thể phát hiện sớm.
Tiêu chảy (Diarrhea)
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Phân lỏng, mất nước, thường do nhiều loại nhiễm trùng nguyên nhân từ vi khuẩn và vi rút gây ra.
Sử dụng thuốc kháng sinh, bổ sung chất điện giải và dịch truyền. Không được tự ý sử dụng thuốc, bố mẹ nên tham khảo ý kiến và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng để có hướng điều trị. Sử dụng kẽm có thể giúp ngăn ngừa và phục hồi đường ruột.
Bệnh Chàm (Eczema)
Bệnh chàm khá phổ biến ở trẻ em với dấu hiệu như: Da khô, đỏ từng mảng, dễ kích ứng khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các chất tẩy rửa. Để lâu ngày gây ra mảng viêm, Chàm xuất hiện nhiều ở mặt, đầu, tay và chân, sau đó lan khắp cơ thể.
Đối với bệnh chàm nhẹ, bạn có thể mua thuốc corticosteroid nhẹ tại hiệu thuốc. Phổ biến nhất là kem hydrocortisone 1%. Tăng độ ẩm cho da em bé bằng sản phẩm QV Eczema. Nếu triệu chứng nặng, bé liên tục gãi vì ngứa và không đỡ hãy đưa đến bác sĩ ngay để được tư vấn.
Tránh sử dụng các sản phẩm xà phòng có chứa hóa chất, cồn. Sử dụng kem dưỡng ẩm lành tình thường xuyên. Không sử dụng khăn ướt có mùi hương.
Khóc dạ đề (Colic)
Khóc dạ đề là tình trạng trẻ quấy khóc diễn ra nhiều ngày kéo dài.Thường bắt đầu khi trẻ được vài ngày hoặc vài tuần tuổi.
Trẻ bị đau bụng khó chịu, đi ngoài trong thời gian dài. Ngoài ra, trẻ thường khóc rất to, đặc biệt là vào buổi tối. Với dấu hiệu như co chân lên, vặn vẹo, căng thẳng và cơ thể chuyển sang màu đỏ hoặc tím (5).
Khi trẻ khóc không rõ nguyên do mà cũng không thể dỗ trẻ nín thì mẹ nên tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Trẻ bị khóc dạ đề thường khóc to vào ban đêm
Ho gà (Whooping cough)
Dấu hiệu: Những cơn ho không dứt kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, trẻ bị khó thở, kiệt sức, chảy nước mũi, nôn mửa.
Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng chữa trị phù hợp. Nếu nhẹ có thể chỉ cần kháng sinh nhưng nghiêm trọng hơn cần hỗ trợ thở oxy. Bố mẹ cho con nghỉ ngơi và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bé.
Hãy quan sát, chăm sóc để trẻ có không gian riêng nghỉ ngơi.
Nhiễm trùng huyết hay nhiễm trùng máu (Sepsis or blood infection)
Sốt cao hoặc cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột; nhịp tim và nhịp thở nhanh.
Da xanh xao, chóng mặt, bé khó chịu, quấy khóc.
Nhập viện để được khám và điều trị, kê đơn thuốc kháng sinh.
Tình huống nghiêm trọng, có thể do các bệnh nhiễm trùng khác gây ra.
Dị tật bẩm sinh (Birth defects)
Tùy vào cơ quan bị ảnh hưởng sẽ có triệu chứng khác nhau. Thường các cơ quan bị dị tật là não, cột sống (ví dụ như khuyết tật ống thần kinh), tim (ví dụ như lỗ trong tim), mặt, miệng (ví dụ như hở hàm ếch).
Axit folic có thể ngăn ngừa các vấn đề về não/ cột sống nên ngay từ những tháng đầu mẹ bầu chú ý bổ sung đủ axit folic. Ngoài ra, một số vấn đề có thể được khắc phục bằng cách phẫu thuật (ví dụ phẫu thuật cho trẻ hở hàm ếch)
Tránh kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phóng xạ và tình trạng suy dinh dưỡng khi mang thai. Một số vùng nông thôn có tỷ lệ mắc các vấn đề này cao hơn do thiếu vitamin và khoáng chất, tiếp xúc với chất độc hóa học, điều kiện sống kém.
Trên đây là thông tin về các bệnh thường gặp ở trẻ em trong giai đoạn sơ sinh từ 0-6 tháng. Bố mẹ hãy lưu ngay lại để biết cách nhận biết các bệnh thông qua triệu chứng và có hướng chữa trị thích hợp cho bé nhé.
Làm sao để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là điều nhiều mẹ băn khoăn và đầy bỡ ngỡ. Đây cũng khởi đầu của những trải nghiệm khó khăn khi lần đầu làm mẹ. Những...
Ba mẹ nào cũng muốn con mình thật thông minh và khỏe mạnh. Làm thế nào giúp trẻ thông minh hơn luôn là trăn trở của nhiều bậc ba mẹ. Cùng theo dõi bài viết để không bỏ lỡ những...