Khủng hoảng tuổi lên 2 – Bí quyết giúp mẹ vượt qua dễ dàng
Đăng ngày: 16/10/2021
Chia sẻ:
Không phải đâu xa xôi mà ngay ở độ tuổi lên 2, bé yêu của bạn sẽ bắt đầu bước vào cuộc “khủng hoảng” đầu đời hết sức khó chịu. Vậy làm thế nào để cùng bé vượt cuộc qua khủng hoảng tuổi lên 2 một cách nhẹ nhàng. Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Mối lo “khủng hoảng tuổi lên 2” của nhiều bố mẹ
Nếu như bỗng một ngày đẹp trời, bạn thấy nhóc con đáng yêu của bạn đổi tính, đổi nết. Bé dễ cáu gắt hơn, thường xuyên nói không và chống đối “mệnh lệnh” từ mẹ, trút sự bực tức lên đồ chơi hoặc tự làm những việc mà mình thích… Tất cả những điều đó chứng tỏ bé đang bước vào cuộc khủng hoảng tuổi lên 2 đầu tiên trong cuộc đời.
Khi rơi vào tình trạng này, con bạn có thường bộc phát những cảm xúc như phấn khích, sợ hãi, thất vọng,… Những lúc như thế bé rất cần có bạn bên cạnh để trấn an rằng: con đang được yêu thương [1].
Hãy dành tình yêu thương và quan tâm bé nhiều hơn
Dấu hiệu của cuộc khủng hoảng
Hãy quan sát bé yêu của bạn, nếu thấy con có những biểu hiện dưới đây thì bé có thể đang bước vào cuộc khủng hoảng đầu đời của mình.
Bé bắt đầu hình thành ý thức tự chủ
Ở độ tuổi lên 2, bé bắt đầu học nói thành câu và biết gọi tên mọi thứ một cách dứt khoát. Lúc này, bé chủ động thể hiện điều mà mình muốn và rất muốn được người khác đáp lại. Chính vì vậy bé sẽ tỏ ra khó chịu khi người lớn không hiểu ý của mình.
Dấu hiệu đầu tiên là gào khóc để thể hiện cảm xúc và sự phản đối khi không được đáp ứng. Ngoài ra, ở độ tuổi này bé thích bắt chước người lớn về cả hình thức lời nói và các hành động [2].
Tức giận với “cả thế giới”
Nếu như trước đó con bạn khá “dễ tính” thì bước vào cuộc khủng hoảng tuổi lên 2 mọi thứ có thể thay đổi. Trẻ ở độ tuổi này đã nhận thức được việc mình muốn gì nên nếu bị cản trở con sẽ giận giữ, quăng đồ và trút giận lên đồ chơi.
Bé thường nóng giận, cáu gắt khi bước vào cuộc khủng hoảng tuổi lên 2
Bé trở nên mất kiên nhẫn hơn. Ví dụ như bé muốn quả bóng ở trên cao và mẹ không đáp ứng thì bé sẽ gào khóc ngay.
Thường xuyên nói “không”
Đây cũng là một dấu hiệu rất dễ nhận biết ở trẻ khi bước vào khủng hoảng. Lúc này, trẻ sẽ thường xuyên nói “không” với mọi việc. Thậm chí khi được cho những đồ vật mình thích, bé vẫn từ chối như thường.
Điều này cũng dễ hiểu vì từ ”không” là một từ đơn giản và dễ dàng để nói đối với trẻ. Sau khi mẹ bất ngờ, phản ứng lại khi nghe trẻ nói “không” thì trẻ càng nhận thấy quyền lực của từ này và nói thường xuyên hơn.
Để giải quyết tình trạng này mẹ tránh nói “ không”, “không được” với trẻ. Thay vào đó, mẹ hãy nói rõ ràng hơn, như: “con không được làm như vậy”. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đưa ra sự lựa chọn cho trẻ: “con thích màu hồng hay màu xanh”, “con thích táo hay lê”,…
Bảo vệ lãnh thổ và đồ vật của mình
Khi lên 2, bé yêu bắt đầu có nhận thức về chủ quyền và những gì thuộc về mình. Bé có thể chơi với những đứa trẻ khác nhưng không chịu chia sẻ đồ chơi. Thậm chí bé có biểu hiệu xô đẩy, tranh giành đồ chơi với bạn hoặc lấy về những thứ của mình từ bạn…
Bước vào khủng hoảng tuổi lên 2 bé thường không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn bè
Điều gì khơi nguồn cuộc khủng hoảng này?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ nhưng chủ yếu là những thay đổi về hành vi và cảm xúc vì liên quan đến sự phát triển lứa tuổi.
Một số bé có thể gặp phải những khó khăn khác biệt như: thiếu sự quan tâm của người thân, ba mẹ… Trong trường hợp ba mẹ bận rộn quá, ít dành thời gian chơi và trò chuyện với bé khiến bé phải độc lập sớm, tự chơi, tự vui… Đôi khi bé sẽ phản ứng để người khác chú ý và quan tâm đến bé nhiều hơn.
Ngoài ra, được chiều chuộng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân. Nếu bất kỳ những điều bé muốn, bé gào khóc đều ngay lập tức được thỏa mãn thì lần sau bé sẽ dùng “vũ khí” gào khóc để tiếp tục đòi hỏi. Đương nhiên, bé sẽ mất dần tính kiên nhẫn trước mọi việc.
Nếu trẻ bị thiếu hụt một số dưỡng chất, ví dụ như omega 3, có thể ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc của trẻ. Đồng thời, trong đồ ăn của trẻ có những thực phẩm có khả năng gây hại như thực phẩm bẩn, thực phẩm có chứa các hóa chất độc hại lâu dần cũng sẽ tác động nên cơ thể và cảm xúc của con. Bởi vì, thực phẩm có chứa chất tạo màu tổng hợp (xanh, vàng,..) sẽ thay đổi hành vi ở trẻ em [3].
Cùng bé yêu vượt qua như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng không thể có cách chấm dứt ngay lập tức cuộc khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ nhưng mẹ có thể kiên trì can thiệp để đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng.
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Lên 2 tuổi, trẻ thường cần ngủ khoảng 13 tiếng mỗi ngày với một giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc để trẻ lấy lại năng lượng nhé.
Nếu phải ra khỏi nhà, đi chơi hoặc thăm người thân, mẹ hãy cố gắng giúp con có giấc ngủ trưa trọn vẹn. Sau giấc ngủ, con chắc chắn sẽ bớt cáu bẳn hơn.
Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc
Đảm bảo các bữa ăn cho bé
Được ăn đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng cũng là một cách giúp hạn chế bé bị căng thẳng mỗi ngày. Nếu phải đi xa thì mẹ cũng nên đảm bảo bữa ăn cho bé đúng giờ, mang theo đồ ăn nhẹ cho bé phòng khi con đói [4].
Không chiều theo trẻ khi con ương bướng
Mẹ hãy nói chuyện và giải thích những điều con nên làm và không nên làm, tránh thỏa hiệp với những yêu cầu của trẻ. Nếu bạn nhượng bộ con khi con gào khóc và đòi hỏi thì bạn sẽ rơi vào “bẫy” của bé. Lần sau nếu muốn có được thứ mình muốn bé sẽ lập tức gào khóc và không nghe theo lý lẽ của mẹ.
Điển hình như, con không chịu ăn thì mẹ liền cho con xem điện thoại để cho con ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, sau đó nếu không có điện thoại lúc ăn thì con lại chống đối thậm chí bỏ ăn.
Không quát mắng trẻ
Khi trẻ bắt đầu “khó chiều”, mẹ không nên quát mắng trẻ ngay mà hãy hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh. Hãy cố gắng giải thích cho con hiểu hành động của con là không đúng. Bởi vì, đây là lúc trẻ phát triển nhận thức và hình thành mối quan hệ đúng sai của hành động.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuyển hướng sự chú ý của con bằng lời nói hay hành động giúp con tập trung vào việc khác, quên đi sự giận giữ của mình.
Chữa bệnh buồn chán cho trẻ
Thay vì “cáu gắt” và giận dữ với một đứa trẻ đang buồn chán, bạn hãy cố gắng sáng tạo những trò chơi để chơi cùng bé. Được chơi đùa sẽ khiến bé bận rộn hơn và quên đi những đòi hỏi vô lý của mình. Nếu ở nhà, hãy khuyến khích bé tham gia vào các trò chơi xây dựng khả năng tập trung như: xếp hình, vẽ tranh,… hoặc những hoạt động cải tạo trí nhớ, cảm xúc như đọc truyện, nặn đất…
Tuy nhiên, khuyến khích mẹ cho bé tham gia các trò chơi ngoài trời để con được tận hưởng không khí trong lành, không gian thoáng đãng với bạn bè.
Cho bé chơi đùa với bạn bè ngoài trời
Cuộc khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ kết thúc khi bé được đi nhà trẻ và có nhiều mối quan tâm hơn ngoài mẹ và người chăm sóc. Vì vậy, mẹ cũng không nên quá lo lắng, hãy quan sát và đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé.
Từ 1 tuổi trở đi là lúc trẻ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh về thể chất lẫn tính cách cá nhân. Con sẽ bắt đầu thể hiện cảm xúc và phản ứng với các sự việc xảy...
Little Étoile xin chân thành cảm ơn các bố mẹ đã nhiệt tình tham gia minigame Ghép hình nhanh tay - Trúng ngay quà chất (11/10-17/10). Chúng ta cùng xem thử ai là người may mắn nhận quà cho bé...