Dạy con tự lập từ nhỏ

Đăng ngày: 20/06/2022
Chia sẻ:

Dạy con tự lập từ sớm là điều cần thiết mà ba mẹ nên lưu ý và hướng dẫn con ngay từ khi còn bé. Điều này có thể rèn luyện cho con sự kiên cường và không ỷ lại quá nhiều vào ba mẹ và người thân.

Tại sao cần dạy con tự lập từ sớm?

Bố mẹ rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ khi còn nhỏ là điều khá quan trọng. Vì điều này giúp bé có thể tự tin hơn, chủ động cũng như kiên trì hơn với mọi quyết định của mình.

Không những vậy, tính tự lập giúp trẻ nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết về việc xây dựng các mối quan hệ xã hội. Như quan tâm đến cảm xúc bố mẹ, anh chị em hay bạn bè xung quanh. Bố mẹ dạy trẻ tự lập từ nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức của bản thân và sự quan tâm đối với người khác.

Ngoài ra, tính tự lập giúp trẻ tự chăm sóc bản thân thay vì phụ thuộc vào bố mẹ. Con sẽ chủ động đi vệ sinh, đánh răng hay tự xếp đồ của mình. Những việc này không những giúp mẹ giảm bớt vất vả mà còn cho bé cảm giác tự lập.

Trẻ tự làm một số việc giúp mẹ

Trẻ tự làm một số việc giúp mẹ

Khi rèn luyện được tính tự lập trẻ có thể tự mình đưa ra những quyết định riêng. Trẻ thường nỗ lực hết mình để đạt được những điều mình thích khi có tính tự lập. Trẻ sẽ biết cách phân tích, xem xét các phương án khác nhau để giải quyết một sự việc cụ thể.

Dựa vào tính tự lập trẻ sẽ phát triển thêm các phẩm chất quan trọng khác như kiên nhẫn, tập trung, tự lực, hợp tác, tự kỷ luật và tự tin. Sự thành công từ những việc nhỏ bé nhất cũng có thể khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc và phấn khích.

Các mốc thời gian quan trọng cho thấy sự tự lập ở trẻ em

Tính tự lập ở trẻ biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn phát triển.

0-6 tháng

Ba mẹ có thể bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự độc lập khi trẻ được khoảng bốn tháng tuổi. Đó là lúc bé biết rằng mình có thể khóc để thu hút sự chú ý của ba mẹ. Đây là một trong những bước đầu tiên để biết rằng bé có ý chí độc lập và cách trẻ cư xử có thể tác động ba mẹ.

7-12 tháng

Khi trẻ được khoảng bảy tháng tuổi, trẻ sẽ nhận ra mình độc lập với ba mẹ, đây là một bước tiến lớn về nhận thức của trẻ. Nhưng điều này có thể khiến bé lo lắng. Do đó, bé sẽ đòi ba mẹ ở bên đến nỗi chỉ cần đặt bé xuống dù chỉ một phút bé lại òa khóc ngay.

Trong trường hợp phải cho bé đi nhà trẻ, nhưng bố mẹ thường “trốn” ra về khi trẻ không để ý. Điều này không thể làm bé an tâm mà chỉ khiến bé càng thêm hoang mang lo sợ rằng ba mẹ sẽ không quay lại. Tốt hơn hết, ba mẹ hãy nói lời tạm biệt và rời đi trong khi bé đang nhìn thấy mình.

Trẻ hay bị "bất ngờ" khi bố mẹ rời đi mà không tạm biệt

Trẻ hay bị “bất ngờ” khi bố mẹ rời đi mà không tạm biệt

12-24 tháng

Trong gian đoạn này, bé sẽ tiến bộ hơn khi có thể phân biệt bản thân với ba mẹ và với thế giới xung quanh. Khi được 2 tuổi, bé có thể vẫn không thích đi nhà trẻ nhưng sẽ nhanh chóng hoà nhập hơn vì trẻ có cảm giác an toàn hơn. Kinh nghiệm và kỹ năng ghi nhớ đã cho bé biết rằng ba mẹ sẽ quay trở lại đón bé sau khi tan học. Vì vậy bố mẹ hãy tạo cho trẻ cảm giác an tâm, có thể tin tưởng sẽ giúp trẻ có thể hình thành tính tự lập tốt hơn.

Sự tự lập cũng thể hiện thêm ở những trường hợp như: Bé có thể đòi mặc liên tục một bộ đồ ngủ yêu thích, hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn hợp khẩu vị và thậm chí là đòi tự mình leo lên ghế ô tô. Những việc này cho thấy bé biết mình thích gì, làm gì, hay ăn gì…

Trẻ tự lập có thể tự tin khám phá thế giới

Trẻ tự lập có thể tự tin khám phá thế giới

25 đến 36 tháng

Từ hai đến ba tuổi, lúc này trẻ đã biết đi và sẽ thể hiện tính độc lập rõ hơn. Bé sẽ chủ động rời xa ba mẹ đi khám phá không gian rộng lớn xung quanh và thử làm những điều mới mẻ. Ví dụ như vẽ bậy trên tường, ngay cả khi bố mẹ không cho phép. Thế nên, bố mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho việc bé có thể sẽ từ chối không nghe lời mình đấy [1].

Ba mẹ nên dạy con tự lập như thế nào?

Để con chủ động đi khám phá thế giới xung quanh, ba mẹ cần tạo cho bé cảm giác an toàn. Tình yêu thương và sự ủng hộ của ba mẹ sẽ tạo cho bé sự tự tin để tự mình vươn lên. Việc tạo ra sự gắn bó bền chặt này nên bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Những việc đơn giản như dỗ dành ngay khi con khóc, cho con ăn khi đói, thay đồ khi con bẩn, mỉm cười và nói chuyện với con khi con yên lặng và tỉnh táo sẽ giúp xây dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái bền chặt hơn.

Chơi với trẻ cũng là cách xây dựng niềm tin ở trẻ

Chơi với trẻ cũng là cách xây dựng niềm tin ở trẻ

Ba mẹ cũng nên chú ý và đảm bảo một môi trường an toàn cho con khi ở nhà. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi luôn có xu hướng khám phá môi trường xung quanh để phát triển tính tự lập. Thay vì luôn nói “không”. “không được” mỗi khi con chạm vào thứ gì đó có thể nguy hiểm, hãy để những vật có hại ngoài tầm với của bé. Đồng thời giữ cho ngôi nhà của mình an toàn cho bé thoải mái đi lại, chạy giỡn. Bằng cách đó, trẻ sẽ không cảm thấy sợ hãi và có cảm giác an toàn để phát triển cả khả năng sáng tạo, vận động và tính tự lập.

Nhìn chúng, dạy con tự lập à cả một quả trình rèn luyện lâu dài. Vì vậy ba mẹ hãy kiên nhẫn và hướng dẫn con phát triển đức tính tốt đẹp này ngay từ khi con nhỏ nhé.

Nguồn tham khảo

https://www.babycenter.com.au/a6577/developmental-milestones-separation-and-independence

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non thế nào là hợp lý?

Top 5 thói quen xấu khiến trẻ “thấp lùn” hơn so với độ tuổi

Đọc tiếp ...

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? 

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào? Có bao giờ ba mẹ để ý và tự hỏi về vấn đề này chưa? Thời điểm hiện tại điện thoại di động gần như đã trở thành...

Chi tiết
Có nên cho trẻ ngủ riêng sớm từ nhỏ hay không?

Có nên cho bé ngủ riêng sớm từ nhỏ hay không là câu hỏi của nhiều bố mẹ? Hay “khi nào thích hợp để cho trẻ ngủ riêng” cũng được nhiều bố mẹ quan tâm. Bởi vì, chuyện cho con...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay