Cách dạy con thông minh và các dấu hiệu có thể mẹ chưa biết 

Đăng ngày: 22/04/2022
Chia sẻ:

Làm thế nào để có cách dạy con thông minh phù hợp luôn là vấn đề được nhiều ba mẹ trăn trở. Ngoài dinh dưỡng, di truyền thì môi trường và phương pháp dạy con thông minh của bố mẹ góp một phần không nhỏ đến sự phát triển não bộ và khả năng nhận thức của con. Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé! 

Đặc điểm phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Khi trẻ được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường vui vẻ và không căng thẳng, não bộ của trẻ em sẽ được phát triển hết tiềm năng. Quá trình phát triển này thường được chia làm 2 giai đoạn chính: từ 0-2 tuổi và từ 2-6 tuổi. 

Giai đoạn 0-2 tuổi: khả năng cảm giác và vận động

Từ khi chào đời cho đến 2 tuổi, trẻ sử dụng năm giác quan của mình để khám phá thế giới xung quanh. Nhưng trong đó các giác quan chủ yếu mà trẻ sử dụng để phát triển nhận thức gồm có: 

  • Mắt – nhận biết đồ vật, con người, hình dạng, biểu cảm (phần sau của não điều khiển). 
  • Tai – nghe và hiểu ngôn ngữ, âm thanh (vỏ bên ngoài của não). 
  • Chạm – sử dụng tay để điều khiển các đồ vật (phần giữa trên của não).
Trẻ dùng giác quan để phát triển nhận thức

Trẻ dùng giác quan để phát triển nhận thức

Đây là bộ ba giác quan chính mà não bộ sử dụng để giúp trẻ tiếp thu kiến thức. Trước tiên, trẻ sơ sinh sẽ phát triển giác quan trước khi bắt đầu sử dụng chúng để xây dựng kiến thức và trí nhớ [1]. Các vùng khác nhau trong não bộ sẽ cùng phối hợp với nhau để các hoạt động này diễn ra dễ dàng. 

Cách tốt nhất để trẻ sơ sinh phát triển các giác quan là cho phép trẻ tập sử dụng càng nhiều càng tốt. Đồng thời tạo môi trường thoải mái, không quá căng thẳng hay ép buộc trẻ. Lúc này trẻ chỉ có thời gian chú ý ngắn, ba mẹ không quá nên thúc dục trẻ vì sẽ dễ để lại các vấn đề về phát triển hành vi sau này [2]. 

Điều mẹ cần làm là khích lệ, ủng hộ hay khen thưởng mỗi khi con làm được điều gì đó, chứ không nên chê bai hay quá đặt áp lực lên con. Chẳng hạn, khi bé biết đứng hãy liên tục khen và cổ vũ con bước đi đầu tiên, mẹ đừng vội nản lòng khi trẻ phải mất một khoảng thời gian “chập chững” nhé. 

2-6 năm: giai đoạn trước khi “vận hành”

Trẻ từ 2-6 tuổi cần môi trường "tích cực" để phát triển

Trẻ từ 2-6 tuổi cần môi trường “tích cực” để phát triển

Đây là khi trẻ bắt đầu “tích hợp” các giác quan lại để xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, ghi nhớ và nhận thức. Trước thời điểm này, các kỹ năng ngôn ngữ trẻ chủ yếu là thể hiện cảm xúc, nhưng bây giờ trẻ đã có thể nói câu hoàn chỉnh hay kể chuyện. 

Đây được gọi là giai đoạn “tiền hoạt động”, bởi vì trẻ mới biết đi không thể sử dụng thông tin một cách logic. Tuy nhiên trẻ có thể hình thành các ý tưởng và khái niệm đơn giản và bắt đầu hình thành trí nhớ để chuẩn bị cho sau này. 

Một số hành động của trẻ gồm: 

  • Sử dụng các ký hiệu và trí tưởng tượng để hiểu mọi thứ hoạt động như thế nào. 
  • Bắt chước lại các hành động của người lớn 
  • Phát triển nhận thức về bản thân (biết phân biệt nam và nữ).
  • Nhận thức về cảm xúc ( tự thể hiện hay biết cảm xúc buồn, vui…của ba mẹ).  

Sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu ở trong môi trường áp lực, không vui vẻ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em có thể tiếp thu nhanh hơn khi được sống trong môi trường thoải mái và tích cực [3]. 

Các dấu hiệu trẻ thông minh

Ngoài các bài kiểm tra IQ thì mẹ cũng có thể tự nhận biết liệu con mình có thông mình hay không bằng một số “tín hiệu”. Có thể nhiều mẹ sẽ cho rằng chúng không liên quan đến sự phát triển của não bộ và trí thông minh của trẻ. Nhưng mẹ sẽ phải bất ngờ với các dấu hiệu của trẻ thông minh sau đấy: 

Bừa bộn: mẹ không đọc nhầm đâu. Một số trẻ hay làm bừa bộn mọi thứ vì quá trình hoạt động trí não của chúng xảy ra nhanh hơn những đứa trẻ khác.

Bừa bộn là dấu hiệu trẻ thông minh mà mẹ có lẽ không biết

Bừa bộn là dấu hiệu trẻ thông minh mà mẹ có lẽ không biết

Thiếu chú ý khi học: có thể đã biết những điều này rồi và đang cảm thấy buồn chán, bởi vì não của trẻ hoạt động nhanh hơn. Nên thích học và tiếp thu những điều mới lạ, khi học lại những bài học cũ thì trẻ sẽ không thấy hứng thú. 

Khả năng xử lý nhanh hơn, được thể hiện qua: 

  • Tính nhanh nhẹn. 
  • Khi học có thể nhớ được các chi tiết mà ít cần lặp lại. 
  • Rất nhạy trong việc thể hiện cảm xúc. 

Hay đặt câu hỏi về mọi thứ mà trẻ tò mò. Số câu hỏi mà trẻ mới biết đi có thể đặt ra dường như là vô tận. Trẻ càng thông minh thì càng tò mò về cách vận hành của mọi thứ xung quanh và thường đặt ra nhiều câu hỏi. 

Ngoài ra, trẻ thông minh có khả năng kiểm soát hành vi của bản thân sớm hơn, dễ tiếp thu kiến thức hay các khái niệm khi được giải thích.

Cách dạy con thông minh phù hợp theo tùng giai đoạn

Làm thế nào để giúp trẻ thông mình hơn còn tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Vì mỗi độ tuổi trẻ có tốc dộ phát triển khác nhau nên ba mẹ cần áp dụng đúng cách để giúp con thông mình, lanh lợi hơn. 

Giai đoạn sơ sinh 0-6 tháng:

Giúp con nhận dạng gương mặt: Ở nhưng tháng tuổi đầu, trẻ cần tiếp xúc nhiều với gương mặt của ba mẹ để có thể nhận diện, ghi nhớ tốt hơn. Bởi vì, một trong những điều đầu tiên trẻ phản ứng là biểu cảm trên khuôn mặt. Khả năng nhận dạng khuôn mặt là một dấu hiệu ban đầu của chỉ số IQ ở trẻ sơ sinh, cũng có thể giúp dự đoán chỉ số IQ trong những năm sau này [4]. 

Trẻ cần tiếp xúc nhiều với gương mặt của ba mẹ

Trẻ cần tiếp xúc nhiều với gương mặt của ba mẹ

Trò chuyện với con thường xuyên: mặc dù trẻ sẽ chưa hiểu được lời nói của mẹ nhưng trẻ đã có thể tiếp thu các âm điệu và làm quen với từ ngữ. Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ sẽ kích thích thính giác và khả năng phân tích từ ngữ, biểu cảm ở não bộ. 

Kết hợp cử chỉ tay khi nói với con: Có một số bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh có thể phản ứng với các biểu hiện không bằng lời nói [5]. 

Từ 6-12 tháng

Đọc sách là cách dạy con thông minh hiệu quả

Đọc sách là cách dạy con thông minh hiệu quả

Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể áp dụng cách dạy trẻ thông minh sau để giúp trẻ phát triển nhận thức và não bộ tốt hơn: 

  • Tương tác với trẻ bằng ánh mắt, hay các trò chơi ú òa, vỗ tay,… 
  • Thường xuyên nói chuyện với con bằng nhiều từ ngữ khác nhau. 
  • Đọc sách cho trẻ: giúp trẻ làm quen với sách cũng như cho trẻ sờ hay nhìn các hình vẽ trong sách. Nên chọn các sách có hình vẽ sặc sỡ, sẽ thu hút sự chú ý và giúp trẻ phát triển nhận thức. 
  • Lặp lại các từ ngữ để con có thể quen dần và lặp lại theo. 

Khuyến khích và tạo môi trường có nhiều màu sắc cho trẻ nhằm kích thích sự vận động và khám phá ở trẻ [6]. Chẳng hạn mẹ hãy đưa các món đồ chơi để trẻ với lấy, cho trẻ nhúng nhảy theo nhạc,… 

Trẻ từ 2-3 tuổi

Cho trẻ xem sách có nhiều hình vẽ giúp trẻ phát triển khả năng xử lý hình ảnh và nhớ lại các dữ kiện thông qua từ ngữ và tranh ảnh. 

Cho trẻ học sớm: dùng các thẻ nhớ (flash cards) để khuyến khích trẻ em nhận biết và ghi nhớ các từ ngữ tốt hơn. Vì giai đoạn này trẻ bắt đầu xây dựng vốn từ vựng đáng kể. Tuy nhiên trẻ cũng cần tương tác xã hội vì ở độ tuổi này trẻ bắt đầu nhận thức về bản thân và phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ).

Dùng flash card dạy trẻ thông minh hơn

Dùng flash card dạy trẻ thông minh hơn

Khuyến khích trẻ khám phá: có thể bạn lo rằng trẻ sẽ bị bẩn, bị té…nhưng đây là một phần tự nhiên của phát triển não giúp trẻ phát triển vận động và cảm nhận (sờ, nhìn, chạm,…). Hãy tạo môi trường an toàn để con thoải mái tìm hiểu và khám phá. Những trẻ được tự do khám phá cho thấy sự cải thiện về chỉ số IQ sau này trong thời thơ ấu [7]. 

Từ 3-6 tuổi

Khi trẻ bước vào 3 tuổi mẹ cần có những thay đổi trong cách dạy con thông minh của mình. Vì lúc này trẻ đã có thể nói chuyện rành mạch hơn, các khả năng vận động cũng dần phát triển hoàn thiện. 

Để cho con hỏi

Trẻ rất hay đặt câu hỏi :”tại sao…”, nhiều câu hỏi rất hiển nhiên nên có lẽ bạn sẽ không biết trả lời thế nào. Chẳng hạn: “Mẹ ơi, sao con vịt lại biết bơi?” Nhưng lúc này mẹ hãy từ tốn giải thích cho trẻ, đừng nên trả lời qua loa hay phớt lờ sẽ khiến trẻ “mất hứng”. Điều này có thể hạn chế lại tính tò mò cũng như sự phát triển trí não của con. 

 Ngoài ra mẹ hãy đặt ngược lại câu hỏi cho trẻ, để khiến trẻ tự suy nghĩ thay vì chỉ trả lời con một cách đơn thuần [8]. Điều này cũng rèn luyện cho trẻ cách suy nghĩ độc lập mà không cần dựa dẫm vào người lớn mọi lúc. 

Các bài học âm nhạc

Cho con học nhạc là cách dạy con thông minh mẹ nên thử

Cho con học nhạc là cách dạy con thông minh mẹ nên thử

Ở tuổi này trẻ rất giỏi trong việc ghi nhớ nhiều gì theo mẫu và có hệ thống. Mẹ có thể thử cho trẻ chơi thử đàn, hay học thuộc các bài hát thiếu nhi. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng thính giác và cải thiện khả năng sử dụng tay. 

Rèn luyện thể thao

Các bài tập thảo thao không chỉ phát triển về mặt thể chất, mà còn cả mặt tinh thần. Một phần quan trọng của việc rèn luyện tinh thần là tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi được làm thành viên của một đội (như đá banh, bóng chuyền,…). Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa khả năng nhận thức và hoạt động thể chất [9]. 

Xem TV, phim hoạt hình

Các câu chuyện bằng hình ảnh với mức độ vừa phải đã được chứng minh là cải thiện chỉ số IQ ở trẻ em [10], Có thể là do trẻ có khả năng hấp thụ từ và hình ảnh mạnh mẽ ở các định dạng phân phối nhanh và theo cách được cá nhân hóa 

Để cho con khỏe mạnh đã khó, làm sao vận dụng các cách dạy con thông minh ngay khi từ nhỏ lại càng khó khăn. Tuy vậy, bài viết này chắc hẳn đã giúp ba mẹ hiểu rõ phần nào đặc điểm phát triển não bộ cũng như những phương pháp nên áp dụng để giúp con thông minh lanh lợi trong những năm đầu đời. 

Nguồn tham khảo:

  1. Zhong et al. Front Behav Neurosci. 2014 Feb 4;8:22. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24550798/ 
  2. https://www.nature.com/articles/nature.2012.11786 
  3. https://journals.co.za/doi/abs/10.10520/EJC38867 
  4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28532283/ 
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1868823/ 
  6. https://www.zerotothree.org/resources/99-supporting-brain-development-from-6-to-12-months#:~:text=From%206%20to%2012%20months%2C%20babies%20are%20developing%20language%20skills,development%20of%20these%20important%20skills. 
  7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5991261/ 
  8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5372826/ 
  9. https://journals.humankinetics.com/view/journals/pes/15/3/article-p243.xml 
  10. https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/00220671.1983.10885469

Xem thêm:

DHA:EPA:ARA – Dinh dưỡng phát triển não bộ cho trẻ sơ sinh

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đâu mới là thời điểm “vàng” ?

Đọc tiếp ...

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi và những điều bố mẹ cần biết

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi rất quan trọng vì ở độ tuổi này bé bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng cùng khả năng khám phá. Đồng thời trẻ cũng cần có nguồn...

Chi tiết
Hậu Covid-19 ở trẻ em: Các nhà khoa học chạy đua tìm lời giải

Ngay khi cuộc sống đã trở lại bình thường, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng cho sức khỏe của trẻ do hậu covid-19 để lại. Các triệu chứng hậu covid-19 ở trẻ em là gì? Khi nào cần...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay