Khoáng vi lượng và vai trò đối với sự phát triển của trẻ

Đăng ngày: 27/01/2022
Chia sẻ:

Trong các vi chất dinh dưỡng, chất khoáng vi lượng là một trong những dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu bố mẹ chưa hiểu rõ về khoáng vi lượng và vai trò của các dinh dưỡng này thì bài viết này dành cho bạn.

Khoáng vi lượng là gì

Cùng với vitamin, khoáng vi lượng được coi là các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì chất khoáng vi lượng giúp cho quá trình xây dựng, sửa chữa và phục hồi cơ thể. Tuy chỉ cần các chất khoáng này với hàm lượng khá nhỏ nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra chúng mà cần bổ sung từ thực phẩm hàng ngày.

Đối với trẻ, khoáng vi lượng có vai trò quan trọng với tất cả cơ quan, tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng và vận chuyển oxy. Chẳng hạn đồng tham gia vào các phản ứng oxy hoá trong quá trình chuyển hoá năng lượng. Còn sắt là thành phần cấu tạo của hemoglobin và myoglobin, cũng giúp vận chuyển oxy.

Các loại khoáng vi lượng

Thực tế, cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng khoáng vi lượng nhỏ cho các hoạt động chuyển hoá, trao đổi chất. Cụ thể, hàm lượng này còn được chia thành miligam và microgam.

Chất khoáng vi lượng cần cho cơ thể với hàm lượng miligam:

  • Sắt: vận chuyển oxy, hình thành tế bào mới và huyết sắc tố; cần cho sự phát triển trí não của trẻ.
  • Kẽm: cần thiết cho hệ miễn dịch, quá trình sản xuất năng lượng và các chất chống oxy hoá. Ngoài ra, kẽm còn kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Chất khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể

Chất khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể

Khoáng chất cần cho cơ thể với hàm lượng nhỏ hơn ( microgam)

  • Đồng: là enzym để sản xuất năng lượng, cần thiết cho của hoạt động võng mạc, chất chống oxy hóa.
  • Iốt: thành phần không thể thiếu của các hormone tuyến giáp, cần thiết cho sự trao đổi chất; phát triển não bộ và hoạt động của tim.
  • Mangan: tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và cholesterol, tạo sụn và xương; hỗ trợ làm lành vết thương và là một phần của enzym chống oxy hóa.
  • Molypden là enzym sản xuất DNA mới, giúp chuyển hóa axit amin. Và còn bảo vệ chức năng não bộ và thị lực.
  • Selen: là chất chống oxy hóa, cần thiết cho chức năng miễn dịch và quá trình tạo ra hocmon tuyến giáp.
  • Crom: Giúp kiểm soát lượng glucose và các sự trao đổi chất của cơ thể.
  • Coban: cần thiết cho các axit amin và chất dẫn truyền thần kinh.

Vai trò của khoáng vi lượng với cơ thể

Qua các thông tin ở trên, ta thấy rằng chất khoáng vi lượng có vai trò quan trọng với các cơ quan trong cơ thể, hệ miễn dịch, sức khỏe não bộ, sức khỏe mắt, sức khỏe tiêu hóa và sự tăng trưởng phát triển chung của cơ thể trẻ.

Vai trò với hệ miễn dịch

Trong các loại khoáng vi lượng, kẽm được biết đến nhiều nhất với vai trò bảo vệ hệ thống miễn dịch của trẻ. Trong giai đoạn đầu đời, nếu trẻ bị thiếu kẽm sẽ tăng nguy cơ mắc tiêu chảy và nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng. Kẽm giúp giảm nguy cơ nghiêm trọng tới 46% và giảm tỷ lệ nhập viện 23% đối với trẻ dưới 5 tuổi [1].

Tăng cường hệ miễn dịch nhờ kẽm

Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhờ kẽm

Ngoài kẽm ra thì thiếu hụt các khoáng chất khác cũng đều ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Cụ thể, chức năng miễn dịch của trẻ sẽ bị giảm khi thiếu các chất cần cho hoạt động chống oxy hóa như đồng, mangan hay các khoáng vi lượng khác như selen, sắt [2].

Vai trò của khoáng vi lượng với sức khỏe não bộ

I-ốt là vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển não bộ, vì thế, chất này cũng đóng vai trò lớn trong quá trình học tập và phát triển trí não ở trẻ. Thực tế, những trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu hụt i-ốt có chỉ số IQ thấp hơn 6-10 điểm so với trẻ được cung cấp đủ [3].

Khoáng vi lượng cần cho sự phát triển não bộ của trẻ

Khoáng vi lượng cần cho sự phát triển não bộ của trẻ

Không chỉ i-ốt, sắt cũng rất cần thiết đối với sự phát triển nhận thức của trẻ nhỏ. Trẻ bị thiếu sắt vừa gặp vấn đề về tăng trưởng, có lượng hồng cầu thấp, vừa gặp các vấn đề về trí tuệ. Do đó, bố mẹ có thể điều chỉnh lượng sắt nạp vào qua chế độ ăn hàng ngày của bé để hạn chế các tình trạng trên [4].

Đối với sức khỏe mắt

Tầm quan trọng của các khoáng chất với mắt cũng không kém gì so với não bộ. Trong đó, hai chất sắt và i-ốt có vai trò chủ đạo. Ngoài ra, các chất chống oxy hoá như selen, đồng, kẽm, mangan giúp bảo vệ võng mạc (phần nhạy cảm với ánh sáng) khỏi sự oxy hoá.

Sức khỏe tiêu hóa

Kẽm luôn là chất khoáng vi lượng giúp bảo vệ ruột và hệ tiêu hoá khỏi nhiễm trùng, giúp hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh. Vì thế, bổ sung đủ lượng kẽm cũng là cách để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ tiêu hoá của bé.

Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển

Cùng với canxi, phốt pho, magiê, các khoáng vi lượng như kẽm và mangan kết hợp tạo thành phần khoáng chất cứng giúp xương chắc khoẻ. Trong quá trình hoá xương, những chất này sẽ giúp thay thế xương sụn mềm của trẻ nhỏ, giúp xương dài ra.

Giúp trẻ tăng trưởng với các vi chất dinh dưỡng

Giúp trẻ tăng trưởng với các vi chất dinh dưỡng

Bên cạnh đó, quá trình trao đổi chất để cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển cũng cần các chất khoáng vi lượng như kẽm, canxi, magiê, phốt pho và sắt. Vì thế, nếu thiếu một trong các vi chất dinh dưỡng này đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường ở trẻ. Đặc biệt, khi thiếu kẽm, i-ốt, sắt khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa thiếu sắt còn gây ra thiếu tế bào hồng cầu, có thể dẫn đến còi cọc vì các mô không nhận đủ oxy cho cơ thể phát triển.

Chắc hẳn qua những thông tin được chia sẻ trên đây bố mẹ đã hiểu tầm quan trọng của các loại chất khoáng vi lượng đối với trẻ. Vì thế, mẹ hãy xây dựng thực đơn khoa học để con được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết mẹ nhé.

Nguồn tham khảo:

(1), (2), (3), (4) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK218751/

Xem thêm

Nguồn dinh dưỡng duy nhất là gì? Mẹ nên hiểu thế nào cho đúng

Các chất dinh dưỡng không thể thiếu giúp trẻ tăng trưởng tối ưu

Đọc tiếp ...

Bé đã sẵn sàng đón Tết "bình thường mới" chưa?⁠ ⁠ 

"Ngày hết tết tới"! Mẹ đã chuẩn bị cho bé sẵn sàng đón Tết "bình thường mới" chưa nào? Cùng mách mẹ bí quyết trải qua những ngày tết vừa an toàn vừa rộn vang triếng cười, xua tan đi...

Chi tiết
Dấu hiệu trẻ chậm nói, nguyên nhân và cách xử trí cho bố mẹ

Đến tuổi nhưng con vẫn không chịu “bi bô” gọi mẹ, đây liệu có phải là dấu hiệu trẻ chậm nói? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Bố mẹ nên xử trí như thế nào? Bài viết...

Chi tiết

CÁC MẸ KHÁC ĐANG ĐỌC

Tham gia câu lạc bộ
Little Étoile

tham gia ngay